Những trường hợp người sử dụng lao động nước ngoài không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng lao động

30/11/2002

Các trường hợp người sử dụng lao động nước ngoài không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài? Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài? Cấp giấy phép lao động, điều kiện cấp giấy phép lao động? Đơn vị nào được phép sử dụng lao động nước ngoài? Thời hạn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài? Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài?

Các doanh nghiệp, đơn vị người sử dụng lao động Việt Nam có thể tuyển dụng người lao động là người nước ngoài không? Pháp luật hiện hành quy định về vấn đề sử dụng lao động nước ngoài như thế nào? Hy vọng qua bài viết dưới đây, đội ngũ Chuyên viên xin trình bày, phân tích các quy định của pháp luật hiện hành về tuyển dụng, sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam theo “Bộ luật lao động năm 2019” và các văn bản hướng dẫn thi hành.

1. Các trường hợp người sử dụng lao động nước ngoài không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

- Căn cứ Điểm b Khoản 1, Điều 4, Nghị định 11/2016 về quản lý lao động nước ngoài quy định các trường hợp người sử dụng lao động nước ngoài không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng lao động như sau:

Trường hợp thuộc khoản 4,5,8 của Bộ luật Lao động

4. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để thực hiện chào bán dịch vụ.

5. Vào Việt Nam với thời hạn dưới 03 tháng để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được.

8. Là học sinh, sinh viên học tập tại Việt Nam làm việc tại Việt Nam nhưng người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

Trường hợp thuộc Điểm e, Điểm h Khoản 2 Điều 7, Nghị định 11/2016

e) Vào Việt Nam làm việc tại vị trí chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm

h) Học sinh, sinh viên đang học tập tại các trường, cơ sở đào tạo ở nước ngoài có thỏa thuận thực tập trong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam

2. Điều kiện tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài

Theo quy định tại Điều 170 của “Bộ luật lao động năm 2019”, khi các doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy người lao động, nguồn nhân lưc của doanh nghiệp chưa đáp ứng được theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh thì các chủ thể kinh tế trong nước được phép tuyển lao động là công dân nước ngoài vào làm với các vị trí tuyển dụng: quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật mà lao động Việt Nam không thể đáp ứng được. Điều luật này mang ý nghĩa vô cùng to lớn phản ánh mối quan hệ pháp lý bảo hộ lao động trong nước khi Việt Nam được thế giới đánh giá là quốc gia có dân số trẻ, lực lượng nguồn nhân lực trong độ tuổi lao động dồi dào trong khi vấn đề thất nghiệp, giải quyết việc làm, đặc biệt là các khu vực vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo; vấn đề sa thải người lao động bất hợp pháp đang diễn biến phức tạp thì không thể để các doanh nghiệp Việt Nam tuyển dụng ồ ạt người lao động nước ngoài làm mất cân bằng lao động trong bối cảnh hiện nay.

Nghĩa vụ phải giải trình sự cần thiết phải sử dụng lao động nước ngoài và được sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước chuyên ngành về lao động và việc làm phải được doanh nghiệp, cơ quan nước ngoài thực hiện trước khi tuyển dụng lao động là công dân nước ngoài vào làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Vấn đề xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đặt ra khi sử dụng người lao động nước ngoài các lưu ý qua các quy định sau:

– Việc báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được thực hiện ngay cả trong khi thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài. Đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được thì các doanh nghiệp trừ nhà thầu phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi người lao động nước ngoài dự kiến công tác và làm việc, được xem là trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

– Với thời hạn dưới 03 tháng để làm công việc chào bán dịch vụ hoặc để xử lý những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh thì không phải thực hiện xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài khi người lao động nước ngoài vào Việt Nam

– Người sử dụng lao động phải báo trước 07 ngày với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh mà không cần cấp giấy phép lao động nếu người lao động là du học sinh đang học tập tại Việt Nam.

– Thời gian cộng dồn trong 1 năm trong thời gian đủ 12 tháng liên tục và được tính kể từ ngày người lao động nước ngoài bắt đầu làm việc hoặc ký kết hợp đồng lao động có hiệu lực pháp lý. Có thời gian làm việc dưới 30 ngày và thời gian cộng dồn không quá 90 ngày trong 01 năm ở các vị trí công việc chuyên gia, nhà quản lý, giám đốc điều hành hoặc lao động kỹ thuật vấn đề này có thể thể hiện qua hợp đồng lao động.

– Học sinh, sinh viên có quốc tịch nước ngoài mà học tập, đi thực tập ở các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam.

– Tùy theo từng với từng vị trí công việc tuyển dụng mà Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có văn bản chấp thuận tương ứng.

Có văn bản xác nhận của chủ đầu tư và chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi nhà thầu thực hiện gói thầu khi đề nghị tuyển người lao động Việt Nam vào các vị trí công việc dự kiến. Khi sử dụng người lao động nước ngoài của nhà thầu Việt Nam, người sử dụng lao động có trách nhiệm lên phương án để kê khai số lượng, trình độ bằng cấp, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc của người lao động nước ngoài cần huy động để thực hiện gói thầu tại Việt Nam. Sự phối hợp hiệu quả giữa các ngành Lao động – Thương binh và Xã hội, Công an, Ngoại giao trong việc quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam đóng vai trò vô cùng to lớn.

Các ban, ngành, đoàn thể tại địa phương trong việc quản lý lao động nước ngoài nên phối hợp giữa Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Tư Pháp, Sở Kế hoạch và Đầu tư… cần tạo điều kiện hết sức giúp đỡ về mặt thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Để đáp ứng cho nhu cầu về lao động ở địa phương nói chung và các doanh nghiệp nói riêng, nhà thầu nước ngoài nếu không thực sự thấy cần thiết nên sử dụng lao động trong nước. Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp phải đề nghị nhà thầu thực hiện đúng nội dung đã kê khai về việc sử dụng người lao động Việt Nam và người lao động nước ngoài, quy định về tuyển dụng, sử dụng người lao động nước ngoài làm việc cho nhà thầu  được hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các theo đúng các quy định của pháp luật.

Hằng quý, nhà đầu tư phối hợp với nhà thầu báo cáo với Sở Lao động, thương binh và xã hội và Bộ Lao động, thương binh và xã hội biết để thống kê và quản lý.

3. Cấp giấy phép lao động, điều kiện cấp giấy phép lao động

Giấy phép lao động là một loại giấy tờ pháp lý quan trọng được Sở Lao động, thương binh và xã hội cấp cho người lao động nước ngoài khi được doanh nghiệp Việt Nam bảo lãnh đến Việt Nam làm việc theo sự thỏa thuận trên hợp đồng lao động.

– Người lao động nước phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật không bị bệnh tâm thần, mất trí nhớ, không trong độ tuổi vị thành niên.

– Phải có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc được thể hiện qua giấy khám sức khỏe của cơ quan y tế có thẩm quyền cấp.

– Làm việc ở các bộ phận, phòng ban với các chức vụ nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

– Không vi phạm pháp luật hình sự hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam hoặc nước sở tại.

– Có văn bản chấp thuận về việc lao động của cơ quan quản lý về lao động.

Khi làm thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam, ngoài đáp ứng được các điều kiện nếu trên thì người lao động là công dân nước ngoài phải xuất trình giấy phép lao động khi làm các thủ tục liên quan đến xuất cảnh, nhập cảnh như cấp thẻ tạm trú, đăng ký khai báo và xuất trình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đặc biệt là visa (thị thực) phải thể hiện là các thông tin, ký hiệu là đến Việt Nam lao động và công tác, tránh trường hợp lao động ”chui” như visa du lịch, visa thăm thân…

Nếu người lao động nước ngoài hoặc người sử dụng lao động sử dụng công dân nước ngoài không có giấy phép lao động, khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện sẽ bị trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật hoặc bị xử lý bằng các biện pháp khác theo quy định của Chính Phủ.

4. Đơn vị nào được phép sử dụng lao động nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Chào luật sư, bên tôi sang năm 2016 có ý định tuyển dụng lao động là người nước ngoài làm việc nhưng tôi không biết những đơn vị nào được phép sử dụng lao động nước ngoài? Mong luật sư tư vấn giúp tôi!

Luật sư tư vấn:

Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo một hình thức lao động nhất định. Khi sử dụng lao động là người nước ngoài phải đảm bảo các điều kiện quản lý về lao động và cư trú. Theo đó, trước thời điểm ngày 01/04/2016 các nội dung sử dụng lao động là người nước ngoài được áp dụng theo quy định của Nghị định số 102/2013/NĐ-CP ngày 05 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Bắt đầu từ ngày 01/4/2016 các nội dung này sẽ được áp dụng theo quy định mới tại Nghị định 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016.

Theo đó người sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm những cá nhân tổ chức sau:

+  Doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư hoặc theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

+ Nhà thầu nước ngoài hoặc trong nước tham dự thầu, thực hiện hợp đồng;

+ Văn phòng đại diện, chi nhánh của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thành lập;

+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

+ Tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

+ Tổ chức sự nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Văn phòng của dự án nước ngoài hoặc của tổ chức quốc tế tại Việt Nam;

+ Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc của nhà thầu nước ngoài được đăng ký hoạt động theo quy định của pháp luật;

+ Các tổ chức hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật;

+ Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập và hoạt động theo Luật Hợp tác xã;

+ Hội, hiệp hội doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật;

+ Hộ kinh doanh, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nếu bên bạn có đăng ký hoạt động kinh doanh, có nhu cầu tuyển dụng lao động thì bên bạn có thể ký kết hợp đồng lao động và làm thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài.

5. Thời hạn giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi mới thành lập, vì ngành nghề bên tôi đặc thù bên kỹ thuật máy móc nên muốn sử dụng một số lao động người nước ngoài bên kĩ thuật. Bên tôi đang làm thủ tục bảo lãnh để cấp visa cho họ sang Việt Nam lao động. Vậy khi bên tôi sử dụng lao động nước ngoài có phải báo cáo, giải trình gì không? Nếu giải trình thì trong thời hạn bao lâu vì bên tôi đang cần lao động? Mong Luật sư tư vấn!

Luật sư tư vấn:

Người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:

“+ Thực hiện hợp đồng lao động;

+ Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

+ Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, dạy nghề và y tế;

+ Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

+ Chào bán dịch vụ;

+ Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

+ Tình nguyện viên;

+ Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

+ Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

+ Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.”

Theo đó nếu đơn vị bạn có sử dụng lao động nước ngoài làm việc phải đảm bảo những điều kiện quy định tại Nghị định số 102/2013/NĐ-CP và Thông tư số 03/2014/TT-BLĐTBXH và thực hiện các thủ tục trong thời hạn  trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) dự kiến tuyển người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động phải báo cáo giải trình.

Nội dung giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài, bao gồm: vị trí công việc, số lượng, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm, mức lương, thời gian làm việc và nộp trực tiếp tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây được viết tắt là Sở Lao động – Thương binh và Xã hội) nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính theo

Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài”.

Ngoài ra: Nếu bên bạn đã được chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài mà có thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì phải nộp trực tiếp báo cáo giải trình điều chỉnh, bổ sung trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến tuyển mới, tuyển thêm hoặc tuyển để thay thế người lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người sử dụng lao động đặt trụ sở chính.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội thông báo việc chấp thuận sử dụng người lao động nước ngoài tới từng người sử dụng lao trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo giải trình.

6. Văn bản giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài

Tóm tắt câu hỏi:

Công ty tôi thuộc lĩnh vực sản xuất, gia công đế giày và bao bì carton. Công ty được đầu tư 100% nước ngoài, với chủ đầu tư trên giấy chứng nhận đầu tư là công ty mẹ ở Brunei. Hiện công ty đang có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài vào các vị trí giám đốc, nhân viên kỹ thuật. Các vị trí này thực sự là đã được công ty mẹ bên nước ngoài ấn định người và vẫn đi qua đi lại Việt Nam phục vụ công tác lắp đặt máy móc, quản lý. Nhưng hiện nay công ty muốn hoàn thành thủ tục để các lao động nước ngoài này được làm việc hợp pháp ở Việt Nam. Bên công ty tôi cũng đã làm báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài gửi lên Sở LĐTBXH nhưng không được chấp nhận vì chưa giải trình hợp lý lý do tại sao không sử dụng lao động Việt Nam vào các vị trí đấy. Họ yêu cầu bên công ty tôi phải có chứng cứ chứng minh là lao động Việt Nam không đủ đạt yêu cầu làm việc ở những vị trí công ty yêu cầu. Mình cũng có trình bày là lao động nước ngoài bên công ty mẹ cử qua nhưng họ bảo không chấp nhận lý do đó. Hiện tôi đang rất hoang mang không biết phải làm những thủ tục gì để giải trình được những lý do mà bên Sở đã yêu cầu. Mong bên công ty bạn tư vấn giúp đỡ giải đáp thắc mắc mà bên công ty mình đang gặp phải. Cảm ơn nhiều.

Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 169 “Bộ luật lao động 2019” quy định điều kiện của lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam như sau:

“1. Lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

b) Có trình độ chuyên môn, tay nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc;

c) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài;

d) Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ các trường hợp theo quy định tại Điều 172 của Bộ luật này.

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam, điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác và được pháp luật Việt Nam bảo vệ.”

Điều 4 Nghị định 11/2016/NĐ-CP quy định sử dụng người lao động nước ngoài như sau:

“1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

a) Người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc. Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài thì người sử dụng lao động phải báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.”

Như bạn trình bày, công ty của bạn là công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài, công ty bạn muốn tuyển dụng người nước ngoài làm vị trí giám đốc, nhân viên kỹ thuật thì công ty bạn phải có văn bản giải trình rõ ràng về việc tuyển dụng người lao động là người nước ngoài và công ty bạn phải chứng minh nhu cầu sử dụng người lao động là người nước ngoài.

Sau đó đơn vị bạn chuẩn bị hồ sơ cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016/ NĐ-CP như sau:

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ Lao Động – Thương bình và Xã hội.

Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc Việt Nam

Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp

– Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật

– 2 ảnh màu (4×6 cm), ảnh chụp không quá 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ

– Bản sao có chứng thực hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài khác.

Nơi thực hiện thủ tục hành chính: Sở lao động thương binh xã hội cấp huyện nơi công ty bạn có trụ sở.

Bạn có thể tham khảo các bài viết khác có liên quan của xincapvisa:

 

Hướng dẫn xin công văn chấp thuận sử dụng lao động người nước ngoài

Hướng dẫn xin cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài

Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho chuyên gia kỹ thuật

Cấp giấy phép lao động do sang công ty mới làm cùng chức vụ

 

 

 

Cùng danh mục

Dịch vụ Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Chúng tôi đang cung cấp các dịch vụ làm giấy phép lao động cho người nước ngoài tại nhiều tỉnh thành trong cả nước (bao gồm Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Đồng Nai, Bình Dương …)

08 Điểm mới quan trọng nhất về Thủ tục cấp Giấy phép lao động 2021

Bộ Luật Lao động 2019 đã thay đổi rất nhiều quy định về lao động, trong đó có lao động nước ngoài. Hướng dẫn thi hành một số quy định về lao động nước ngoài là Nghị định 152/2020, sẽ có hiệu lực kể từ ngày 15/2/2021. Dưới đây, sẽ là tổng hợp một số điểm thay đổi quan trọng.